CHẤT LƯỢNG

Rau an toàn Đông Cao luôn đảm bảo chất lượng vượt trội và uy tín trên thị trường.

NHANH CHÓNG

Các hệ thống phân phối chính thức trên cả nước giúp thuận tiện trong bán buôn và bán lẻ.

XUẤT KHẨU

Sản phẩm sẵn sàng để cung cấp cho các thị trường ngoài nước. Liên hệ ngay để được trợ giúp.

Thông tin

Bài mới

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Đông Cao xây dựng thương hiệu rau an toàn

Với diện tích gieo trồng hơn 200 ha, thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh (Hà Nội) cung cấp khoảng 20% sản lượng rau an toàn cho Thủ đô và các tỉnh lận cận.

Để tạo nguồn tiêu thụ ổn định, tránh cảnh “được mùa, mất giá”, xã đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho rau an toàn của địa phương, nhằm khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

Cánh đồng rau của nông dân xã Tráng Việt

Giàu lên nhờ trồng rau

Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 25 km, nên xã Tráng Việt và nhất là thôn Đông Cao có nhiều cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn như Hà Nội. Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đàm Văn Đua cho biết, Đông Cao cung cấp khoảng 20% sản lượng rau an toàn cho thành phố và các tỉnh lân cận, với 27 đến 30 nghìn tấn/năm. Thôn có diện tích gieo trồng hơn 200 ha, trong đó có 134 ha được Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và 10 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Các loại rau thế mạnh của Đông Cao là củ cải, cà chua, cải ngồng... và trong số này, có đến 100 ha luôn được các hộ dân thâm canh trong chín tháng mỗi năm. Từ tháng 5 đến tháng 8 do thời tiết nắng nóng, người dân chỉ trồng các loại cây dây leo như: bầu bí, mướp đắng, lặc lè… Nhờ sản lượng và giá cả ổn định, người nông dân thôn Đông Cao có thể thu nhập từ 100 đến khoảng 300 triệu đồng/hộ/năm. Nhiều hộ trong thôn thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Theo ông Đua, đây là kết quả của chính sách chuyển đổi cây trồng được xã triển khai từ năm 2012, thời điểm đánh dấu sự ra đời của Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đông Cao. Trước đó, người Đông Cao chỉ trồng dâu nhưng do đất đai xấu, nên sản lượng không cao. Sau đấy, từ một vài héc-ta trồng rau ban đầu, các hộ dân mở rộng diện tích sản xuất. Phó Chủ tịch UBND xã Tráng Việt Đàm Văn Thìn cho biết thêm, trước đây, ở vùng bãi ven sông Hồng này, người Đông Cao cũng trồng lúa, trồng rau nhưng không hiệu quả, thu nhập bấp bênh. Từ năm 2000 đến 2002, người dân khắp nơi về đây sản xuất gạch thủ công, một mặt, họ khai thác đất, nung gạch làm ảnh hưởng đến môi trường, một mặt họ khoan nhiều giếng lấy nước sinh hoạt. Nhờ vậy, người dân Đông Cao đã học cách khoan giếng, rồi dần dần phá bỏ cây dâu để chuyển sang trồng rau do có nguồn tưới tiêu ổn định.

Sau khi các lò gạch thủ công được xóa bỏ vào năm 2010, Tráng Việt được huyện Mê Linh chỉ đạo xây dựng 20 ha rau an toàn bắt đầu từ năm 2012, ban đầu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân, sau là tổ chức tập huấn, tuyên truyền để các hộ hiểu rõ hơn quy trình sản xuất rau an toàn. Một số hộ mạnh dạn vay vốn để cải tạo đất, đầu tư trồng các loại rau củ sạch có giống từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ trước khi họ thấy rằng, loại đất ở đây phù hợp với rau củ. Từ vài hộ dân ban đầu, đến nay phần lớn thôn Đông Cao đều phát triển kinh tế bằng nghề trồng rau, với hơn 15 loại rau củ, rải đều các vụ trong năm. Thông thường, từ tháng 8 đến hết tháng 3, người dân trồng các loại rau củ, rồi xen đó là các loại rau màu như cải ngọt, cải ngồng hay rau gia vị. Một lứa rau từ 40 đến 60 ngày đã cho thu hoạch, với năng suất 1,8 tấn đến hai tấn/ha.

Điều đáng nói là ở Đông Cao, dưới sự hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, các hộ dân đều áp dụng kỹ thuật tưới tiêu, sử dụng phân bón hợp lý (chỉ dùng phân hữu cơ, phân xanh, bột đậu tương…), phòng trừ sâu bệnh (ưu tiên sử dụng biện pháp thủ công, thuốc thảo mộc, hóa học cần thiết) để bảo đảm rau ra thị trường là rau an toàn. Cụ thể, người dân đã thành lập các nhóm GPS nhằm định vị công đoạn sản xuất từ lúc làm đất, gieo hạt, chăm sóc, bón phân… để giúp đỡ và giám sát lẫn nhau.

Những khó khăn cần tháo gỡ

Từ ngày vùng sản xuất rau an toàn được công nhận, định hướng đúng về phát triển cây trồng của huyện Mê Linh và TP Hà Nội, đời sống của 1.200 hộ với 4.500 nhân khẩu thôn Đông Cao được nâng lên, thu nhập ổn định và họ có thể sống bằng sản xuất nông nghiệp. Thậm chí, người Đông Cao còn thuê đất ở các nơi chung quanh để mở rộng diện tích trồng rau hay thu hút lao động từ khắp nơi về tham gia những công đoạn như thu hoạch rau, phân loại, cắt tỉa làm sạch và đóng gói vào túi ni-lông, túi lưới, thùng nhựa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, bên cạnh việc diện tích trồng rau được mở rộng, chất lượng từng bước được nâng cao, rau an toàn của Đông Cao cũng phải đối mặt nhiều thách thức. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Đàm Văn Thìn, khó khăn lớn nhất của thôn Đông Cao nói riêng và xã Tráng Việt nói chung là đầu ra, mặc dù các sản phẩm được phân phối trên thị trường dưới các hình thức: thương lái thu mua tại đầu bờ; hợp đồng với các công ty, cửa hàng cung ứng cho người tiêu dùng; đưa rau tận nhà khách hàng, cơ quan,… theo đơn đặt hàng; và bán ở các chợ đầu mối, dân sinh quanh khu vực Hà Nội. Hiện, chính quyền địa phương đang tìm kiếm một thị trường tiêu thụ ổn định để tránh lặp lại cảnh “được mùa, mất giá” như năm 2018 khi hàng trăm tấn củ cải có nguy cơ đổ bỏ nếu không có chính sách “giải cứu” kịp thời.

Đây là hạn chế rất lớn của rau an toàn Đông Cao do xã chưa xây dựng được thương hiệu, tem nhãn nhận diện. Thời gian tới, địa phương sẽ tập trung đầu tư quảng bá và xây dựng thương hiệu, hợp tác với nhiều đối tác tiêu thụ song song với việc bảo vệ môi trường, nguồn nước tưới và hệ sinh thái. Đồng thời, chính quyền thôn và xã mong muốn các cấp, ngành quan tâm đầu tư hệ thống điện, đường giao thông nội đồng cũng như ngăn chặn hiện tượng khai thác cát khiến đất đai sạt lở ở vùng giáp ranh hai huyện Mê Linh và Thạch Thất, làm cho diện tích trồng rau bị thu hẹp.

Hiệu quả từ trồng rau an toàn ở Đông Cao

 (HNM) - Thôn Đông Cao, xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) được biết đến là vùng trồng rau lớn của Thủ đô. Mỗi ngày, vùng rau này cung cấp cho thị trường 200-300 tấn rau, củ, quả chất lượng bảo đảm. Nhờ canh tác rau an toàn, chất lượng đời sống của nông dân nơi đây ngày càng được nâng cao, nhiều hộ dân đã có mức thu nhập từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng/năm.

Thu hoạch rau an toàn tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt (huyện Mê Linh). Ảnh: Trọng Tùng

Những ngày này về thôn Đông Cao (xã Tráng Việt) đâu đâu cũng thấy thương lái tấp nập ra vào, nườm nượp những chuyến xe chở rau, củ, quả đi tiêu thụ. Ông Đàm Văn Đua ở thôn Đông Cao cho biết, gần 10 năm nay, nghề trồng rau ở đây đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập cao, vươn lên làm giàu. Ngoài điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, người dân thôn Đông Cao còn nhạy bén đưa nhiều giống rau có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. “Nhà tôi có gần 2 mẫu ruộng, mỗi năm trồng được 4 lứa củ cải, 2 lứa rau ăn lá. Từ đầu năm đến nay, củ cải được giá, thương lái về tận ruộng thu mua 6.000-7.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu về 400 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều so với trồng ngô trước đây”, ông Đàm Văn Đua cho biết.

Tương tự, gia đình ông Nguyễn Văn Sang cũng là hộ sản xuất rau an toàn với quy mô lớn ở thôn Đông Cao. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, ông Nguyễn Văn Sang đã đầu tư hơn 400 triệu đồng lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, phun sương cho cây rau nên chi phí sản xuất và công chăm sóc giảm, nhờ đó, lợi nhuận tăng khá. Với gần 1ha trồng rau an toàn, mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Văn Sang thu nhập từ 500 triệu đồng đến 600 triệu đồng.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Tráng Việt Trần Đức Trọng, khu đất bãi ven sông Hồng của thôn Đông Cao có diện tích hơn 200ha, trong đó có 134ha đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và 5ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. Do nơi đây là vùng bãi bồi, đất đai phì nhiêu nên người dân trồng được 6-7 lứa rau/năm, trong đó chủ lực là củ cải, cà chua, cải ngồng, mướp đắng, cải ngọt, lặc lè... Sản lượng bình quân đạt 60.000-70.000 tấn/năm. Yếu tố thuận lợi nữa là nhờ thị trường tiêu thụ rộng lớn, giá cả ổn định nên thu nhập bình quân của các hộ dân trong thôn Đông Cao đạt từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng/năm; cá biệt có hộ thu nhập từ 1 tỷ đồng đến 1,2 tỷ đồng/năm.

Tuy chất lượng cây rau đã được khẳng định, đem lại thu nhập cao, song nhiều nông dân vùng rau an toàn Đông Cao vẫn băn khoăn vì sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Theo ông Trần Đức Trọng, hạn chế lớn nhất của các hộ trồng rau ở thôn Đông Cao nói riêng và xã Tráng Việt nói chung là hạ tầng giao thông, điện lưới phục vụ sản xuất chưa được đầu tư đồng bộ, chưa có nhà sơ chế rau... Ngoài ra, do chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm nên rau an toàn Đông Cao vẫn loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường và thường xuyên bị thương lái ép giá...

Để khắc phục những bất cập, hỗ trợ bà con vùng trồng rau yên tâm sản xuất, Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô cho biết, hiện nay, ưu tiên hàng đầu của huyện là đẩy nhanh tiến độ xin cấp giấy chứng nhận thương hiệu sản phẩm, đăng ký tem nhãn nhận diện cho cây rau an toàn Đông Cao. Đồng thời, UBND huyện chỉ đạo xã Tráng Việt tập trung hoàn thiện 20 bộ hồ sơ sản phẩm rau an toàn để đề nghị thành phố công nhận sản phẩm OCOP vào cuối năm 2020... “Khi giải quyết được những khó khăn, bất cập nêu trên và được thành phố công nhận sản phẩm OCOP, chắc chắn rau an toàn của Đông Cao sẽ nâng giá trị trên thị trường”, ông Phạm Thành Đô kỳ vọng.


Nguồn: https://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/co-so/823700/hieu-qua-tu-trong-rau-an-toan-o-dong-cao

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Câu chuyện sản phẩm su hào

Vốn là một xã nghèo, trước đây, phần lớn diện tích đất xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, TP Hà Nội đều là đất bỏ hoang, người dân xã Tráng Việt sống chủ yếu nhờ nghề nuôi tằm, trồng chuối và trồng mía. Tuy nhiên, thu nhập từ những nghề này không cao nên khi nhắc đến chuyện đồng áng, người dân xã Tráng Việt cũng không mấy mặn mà. Cách đây gần 15 năm, huyện Mê Linh có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ trương này đã có tác động lớn đến sự thay đổi của vùng đất này. Nhận thấy những cây trồng truyền thống như chuối, mía đã không còn phù hợp, thu nhập bấp bênh, một số gia đình xã Tráng Việt đã tiên phong trong việc vay vốn để cải tạo đất, phát triển rau sạch.

HTX Dịch vụ Tổng hợp Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh – Thành phố Hà Nội được biết đến là địa chỉ nổi tiếng từ nhiều năm nay về sản xuất và tiêu thụ các loại rau – củ – quả.

HTX thực hiện nghiêm ngặt các qui trình sản xuất nông sản an toàn, hơn 10 năm nay HTX Đông Cao đã thực hiện theo qui trình VietGap cho tất cả các loại rau củ, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình từ việc cày ải đất, dùng phân mục để bón đất, phun thuốc bảo vệ thực vật theo quy trình, hướng dẫn của Chi Cục bảo vệ thực vật. Các mặt hàng nông sản thực phẩm hàng hóa đều có xuất xứ, có các chứng chỉ công nhận thực phẩm an toàn từ các cơ quan chức năng cấp.

Các sản phẩm của HTX rất đa dạng, phong phú như: Củ cải, Mướp đắng; dưa chuột; đậu trạch; củ cải; cải xanh, cải trắng, cải ngọt; củ cải sấy khô; Dọc mùng, hành sấy, cà chua, cà pháo; và nhiều loại rau gia vị khác.

Su hào của Hợp tác xã được thu hoạch khi vừa độ, không quá già, cứng; vị giòn ngọt, thơm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Người ta dùng su hào, làm rau ăn luộc, xào, hầm xương, hoặc dùng củ non thái nhỏ làm nộm, hoặc phơi tái làm dưa món, muối dưa. Còn gì tuyệt vời hơn là thưởng thức các món ngon từ Su hào mà hoàn toàn yên tâm về chất lượng của su hào nói riêng và của rau củ nói chung sản xuất tại HTX dịch vụ tổng hợp Đông Cao.

Rau củ Đông Cao – Tuyệt đỉnh Ngon – Lành!.

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

Sản xuất mướp đắng an toàn

Thời vụ

Mướp đắng gieo trồng từ tháng 3 – 9, vụ xuân hè gieo tháng 3 – 4, vụ thu đông gieo tháng 8 – 9.

Giống

Sử dụng các giống chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, được cung ứng từ các cơ sở có uy tín.

Các giống mướp đắng VA 254, HN 126, Chiatai, 054, 185; East-west 241, 242, 277; TS-01, mướp đắng lai MĐ1…

Lượng hạt giống: 70 – 90 gram/sào (khoảng 2 – 2,5 kg/ha).


Làm đất

Đất trồng phải đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất rau an toàn theo quy định tại mục II của quy trình này. Lên luống cao 30cm, khoảng cách luống rộng 1,4 m (rãnh đến rãnh), mặt luống rộng tối thiểu 40cm, dễ thoát nước. Sau mỗi vụ nên giữ nguyên luống, cho nước ngập luống khoảng 10 ngày và có thể sử dụng máy xới mini làm đất trên mặt luống. Có thể che phủ nilon mặt luống để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại.

Mật độ trồng

Mật độ: 1.400 – 1.600 cây/sào (40.000 – 45.000 cây/ha).

Bón phân

a) Biện pháp chỉ dùng phân hữu cơ: có thể lựa chọn các loại phân hữu cơ và liều lượng bón

– Liều lượng bón:

Bột đậu tương (hoặc khô dầu đậu tương) 30 – 40 kg/sào (800 -1.100 kg/ha) và ngô bột 10 – 15 kg/sào (300 – 450 kg/ha).

Hoặc phân hữu cơ nguồn gốc động vật xử lý nhiệt (như Fetiplus, Melgert, Nature,…): 20 – 40 kg/sào (550 – 800kg/ha) và ngô bột 10 – 15 kg/sào (300 – 450 kg/ha).

Hoặc phân chuồng ủ hoai mục 500 – 600 kg/sào (15.000 – 17.000 kg/ha) và ngô bột 10 – 15 kg/sào (300 – 450 kg/ha).

Tùy theo cây trồng và lượng bón vụ trước để tăng hoặc giảm lượng đậu tương.

– Phương pháp bón:

Bột đậu tương (hoặc khô dầu đậu tương), phân hữu cơ nguồn gốc động vật  xử lý nhiệt và ngô bột  bón lót 100% khi làm đất. Lưu ý không bón trực tiếp vào cây.

Phân chuồng ủ hoai mục: Bón làm 2 đợt, đợt 1 bón lót 70%, đợt 2 bón thúc lượng phân còn lại khi cây bắt đầu có nụ hoa. Tùy theo tình trạng của cây trồng, điều kiện đất đai mà có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách ngâm phân hữu cơ ủ hoai mục với nước hoặc chắt dịch ngâm hòa loãng với nước để tưới bổ sung cho cây.

Luân canh với cây đậu tương để cải tạo đất. Khi thu hoạch đậu tương tiến hành cày vùi toàn bộ với nơi thuận lợi nguồn nước hoặc ủ với nơi không thuận lợi nguồn nước.

b) Biện pháp có dùng phân hóa học

Liều lượng: phân chuồng ủ hoai 250 – 300 kg/sào (7.000 – 8.500kg/ha), hoặc phân hữu cơ vi sinh 35 – 40 kg/sào (1.000 – 1.100kg/ha); đạm urê 5 – 6 kg/sào (150 – 180 kg/ha); super lân 10 – 12 kg/sào (280 – 340 kg/ha); kali 6 – 7 kg/sào (170 – 190kg/ha); NPK(5:10:3): 35 – 40 kg/sào (1.000 – 1.100kg/ha).

Phương pháp bón: bón lót 100% phân chuồng ủ hoai, 50% phân hữu cơ vi sinh, 50% lân super, 20% kali, 30% NPK. Bón thúc lần 1 (khi cây có 4 -5 lá thật): 25% urê, 25% lân super, 20% kali. Bón thúc lần 2 (khi xuất hiện nụ hoa): 50% phân hữu cơ vi sinh, 20% urê, 25% lân super, 20% kali, 25% NPK. Bón thúc lần 3 (sau thu quả lứa 4 – 5): 25% urê, 20% kali, 25% NPK. Bón thúc lần 4 (sau thu quả lứa 10 – 12): 25% urê, 20% kali, 20% NPK. Lưu ý bón đạm urê trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày.

Tưới nước và chăm sóc

Sử dụng nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại mục II của quy trình này. Tưới nước đủ ẩm từ sau khi trồng đến khi thu hoạch. Tiêu nước kịp thời khi ngập úng. Áp dụng biện pháp tưới rãnh hoặc tưới nhỏ giọt.

Làm cỏ cần kết hợp cắt tỉa lá già, lá bị sâu, bệnh phấn trắng, lá bị dòi đục hại nặng đem tiêu hủy.

Làm giàn

Khi cây cao khoảng 25 – 30 cm tiến hành làm giàn. Giàn cắm theo hình chữ A (đối với luống đơn rộng 1,0 – 1,2m) hoặc làm giàn theo kiểu giàn mướp (đối với luống rộng 2,0m); cắm hàng 2 bên ở giữa bắc ngang giúp cho quả buông xuống đều, nhanh lớn.

Phòng trừ sâu bệnh

Các đối tượng sâu bệnh hại chính: sâu xám, sâu khoang, sâu xanh, rệp, bọ trĩ, ruồi đục lá, bệnh phấn trắng, ruồi đục quả.

a) Biện pháp canh tác, thủ công:

Luân canh với cây cải xanh, khi cây cải xanh ra hoa cày vùi kết hợp ngâm nước khoảng 10 ngày để hạn chế sâu bệnh trong đất.

Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân hữu cơ hoai mục.

Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học EMINA, BIOEM, EM,… để ủ. Ngắt bỏ lá bị bệnh hại, nhổ bỏ cây bị bệnh, ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non (sâu xám bắt vào buổi tối). Luân canh với cây trồng khác họ.

Tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch phát triển, dẫn dụ, xua đuổi côn trùng gây hại như: hoa cúc, hướng dương, soi nhái, sen cạn, ba lá, linh lăng, húng, bạc hà, hành, tỏi, xả, gừng,…trồng xen vào các luống rau hoặc đầu luống rau.

Bẫy chua ngọt trừ trưởng thành họ ngài đêm (sâu khoang, sâu xám,…):

Cách làm bẫy: hỗn hợp 4 phần mật (đường) + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước + thuốc trừ sâu khuấy kỹ. Chứa vào xô nhựa, can nhựa đậy kín, sau 3 – 4 ngày bốc mùi chua ngọt thì đem ra sử dụng. Vật liệu đựng bẫy: làm bằng hộp nhựa, chai nhựa (đường kính, chiều cao, thể tích phù hợp thực tế) trên thành hộp đục các lỗ tròn có đường kính 2 – 3cm.

Sử dụng: 0,1 – 0,15 lít/hộp, 3 – 5 bẫy/sào hoặc có thể sử dụng bùi nhùi bằng rơm nhúng bả sau đó cắm trên ruộng.

Bẫy protein trừ ruồi đục quả:

Bẫy có dạng hình cầu, che mưa, che nắng tránh tia tử ngoại giúp mồi chậm phân giải; bẫy có màu vàng hấp dẫn ruồi; nắp vặn dưới đáy dễ sử dụng, có lỗ thoát nước giúp cho bông tẩm thuốc không bị ướt (có thể sử dụng phế liệu có cấu tạo, tác dụng tương tự).

Dùng bông chấm 1 – 2 ml thuốc Flykil 95 EC, không pha loãng, chiều dài miếng bông cuốn vào que treo trong hộp bẫy là 2cm tính từ đầu que, sau đó đặt vào trong hộp bẫy đã được chuẩn bị. Sử dụng bẫy khi bắt đầu xuất hiện quả non, treo bẫy cách mặt đất từ 0,5 – 1m bằng cọc tre (gỗ) hoặc treo trên giàn, nếu cây có cắm giàn sẵn. Mật độ treo 55 bẫy/ ha (2 bẫy/sào). Thời gian thay bông mới có tẩm thuốc là 15 ngày/lần.

Sử dụng bẫy dính màu vàng, màu xanh để thu hút trưởng thành có cánh như ruồi đục lá, rệp, bọ trĩ.

Cách làm và sử dụng bẫy: dùng một mặt phẳng màu vàng hoặc màu xanh có kích thước 50x30cm, quét chất bám dính (dầu dính côn trùng hoặc nhựa thông,…) lên hai mặt. Treo trực tiếp bẫy vào giàn, treo ở rìa tán cây với khoảng cách 10 mét 1 bẫy. Thời gian thay bẫy hoặc quét thêm chất bám dính tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, mật độ sâu đã dính vào bẫy, trung bình 3 – 5 ngày quét thêm chất bám dính, 20 ngày thay bẫy mới.

b) Biện pháp sử dụng thuốc BVTV:

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm bệnh, điều tra phát dục sâu hại, dự tính thời gian trưởng thành, sâu non rộ. Dự báo mức độ bệnh hại để hướng dẫn phòng trừ đúng thời điểm. Sử dụng thuốc ít độc, thời gian cách ly ngắn (sinh học, thảo mộc) khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao.

Xử lý các loại thuốc khi mật độ: sâu khoang, sâu xanh: > 5 con/m2; rệp, bọ trĩ: > 30% cây; ruồi đục lá: > 30% lá; bệnh phấn trắng: >10% cây.

Lựa chọn, xử lý bằng các loại thuốc sinh học, thảo mộc, thuốc có thời gian cách ly ngắn như trong các loại thuốc sau:

Sâu khoang, sâu xanh sử dụng thuốc: Chlorantraniliprole (Dupont Prevathon 5SC,…); Spinetoram (Radiant 60SC, …); Indoxacarb (DuPont Ammate 150SC,…); Lufenuron (Match 050 EC,…); Emamectin benzoate (Susupes 1.9EC, Dylan 2EC,…); Emamectin benzoate + Matrine (Rholam super 100WG, Mectinstar 1EC,…).

Rệp, bọ trĩ sử dụng thuốc: Matrine (Agri one 1SL, Marigold 0.36SL, Sokupi 0.36SL,…); Thiamethoxam (Actara 25WG, Fortaras 25WG…); Abamectin (Silsau 3.6EC, Reasgant 1.8EC,…) Emamectin benzoate (Susupes 1.9EC, Dylan 2EC,…); Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP…).

Ruồi đục lá sử dụng thuốc: Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP…); Spinetoram (Radiant 60SC,…); Indoxacarb (Dupont Ammate 150EC,…); Abamectin + Petroleum oil (Soka 25EC, Batas 25EC, Aramectin 250EC,…); Chlorantraniliprole (Dupont Prevathon 5SC…).

Bệnh phấn trắng sử dụng thuốc: Chlorothalonil (Daconil 75WP, Chionil 750WP, Arygreen 75 WP…); Fosetyl-aluminium (Aliette 800 WG, Juliet  80 WP, …); Cymoxanil + Mancozeb (Carozate 72WP, Xanized 72WP…); Bacillus subtilis (Bionite WP, …).

Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”. Vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng phải được thu gom vào đúng nơi qui định.

Thu hoạch

Mướp đắng cho thu hoạch liên tục từ 1 – 3 ngày/lần, cần thu đúng độ chín, không để già (sau khi thụ phấn từ 7 – 10 ngày). Khi thu hoạch phải nhẹ nhàng, tránh đứt dây, chú ý không để dập nát, để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì sạch để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất (được áp dụng theo QCVN 01-132:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế).

Chất lượng sản phẩm

– Mức giới hạn tối đa về kim loại nặng trong rau theo quy định tại QCVN 8-2:2011/BYT.

– Mức giới hạn tối đa về thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất khác theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT; trường hợp chưa có quy định trong Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT thì áp dụng theo Thông tư số 68/2010/TT-BNNPTNT.

Đất trồng

– Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất dưới ngưỡng cho phép: Asen (As): ≤ 15,0 mg/kg đất khô; Cadimi (Cd): ≤ 1,5 mg/kg đất khô; Chì (Pb): ≤ 70,0 mg/kg đất khô; Đồng (Cu): ≤ 100,0 mg/kg đất khô; Kẽm (Zn): ≤ 200 mg/kg đất khô; Crom (Cr): ≤ 150,0 mg/kg đất khô.

– Đất trồng không chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, khu dân cư, nghĩa trang, bệnh viện,… (xa nhà máy hóa chất ít nhất 2 km, xa đường quốc lộ ít nhất 50m).

Nước tưới

Hàm lượng của một số kim loại nặng trong nước dưới ngưỡng cho phép: Thuỷ ngân (Hg): ≤ 0,001 mg/lít; Cadimi (Cd): ≤ 0,01 mg/lít; Asen (As): ≤ 0,05 mg/lít; Chì (Pb): ≤ 0,05 mg/lít.

Sản xuất dưa chuột an toàn

Thời vụ
Dưa chuột trồng quanh năm, ở miền Bắc có thể ngừng sản xuất 1-2 tháng rét lạnh.
Vụ xuân: 15/2 đến 15/4, sử dụng các nhóm giống ưa mát và chịu nóng.
Vụ hè: 15/5 đến 15/7, sử dụng các nhóm giống chịu nóng.
Vụ thu:  đầu tháng 9 đến 15/10, sử dụng nhóm giống chịu nóng và ưa mát.
Vụ đông: Gieo trồng từ 15/12 đến 30/1, sử dụng nhóm giống chịu rét.



Giống
Sử dụng các giống chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, được cung ứng từ các cơ sở có uy tín.
Nhóm giống chịu lạnh (sinh trưởng và phát  dục được ở nhiệt độ từ 15 – 200C): Nếp Đăm, Thuỷ Nguyên, Mỹ Văn.Nhóm giống chịu từ hơi lạnh đến mát ấm (sinh trưởng và phát dục ở nhiệt độ từ 18 -280C): Happy 02 F1, Andaman 883 của Mỹ, C715 của Đài Loan.Nhóm dưa chuột có khả năng chịu từ mát đến nóng (sinh trưởng và phát dục ở nhiệt độ từ 22 – 350C): CT179, CT450, CT013, VL 133, Sakura, Tropical L08 – L09, CN 372, Chánh Nông, GL1-7; GL1 -8; GL1-9; GL1-2…
Lượng hạt giống: 30 – 32 gram/sào (khoảng 850 – 900 gram/ha).

Làm đất
Đất trồng phải đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất rau an toàn theo quy định tại mục II của quy trình này. Lên luống cao 30cm, khoảng cách luống rộng 1,4 m (rãnh đến rãnh), mặt luống rộng tối thiểu 40cm, dễ thoát nước. Sau mỗi vụ nên giữ nguyên luống, cho nước ngập luống khoảng 10 ngày và có thể sử dụng máy xới mini làm đất trên mặt luống. Có thể che phủ nilon mặt luống để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại.

Mật độ trồng
Mật độ: 1.200 – 1.300 cây/sào (32.000 – 35.000 cây/ha).

Bón phân
a) Biện pháp chỉ dùng phân hữu cơ: có thể lựa chọn các loại phân hữu cơ và liều lượng bón
– Liều lượng bón:

Bột đậu tương (hoặc khô dầu đậu tương) 30 – 40 kg/sào (800 -1.100 kg/ha) và ngô bột 10 – 15 kg/sào (300 – 450 kg/ha).

Hoặc phân hữu cơ nguồn gốc động vật xử lý nhiệt (như Fetiplus, Melgert, Nature,…): 20 – 40 kg/sào (550 – 800kg/ha) và ngô bột 10 – 15 kg/sào (300 – 450 kg/ha).

Hoặc phân chuồng ủ hoai mục 500 – 600 kg/sào (15.000 – 17.000 kg/ha) và ngô bột 10 – 15 kg/sào (300 – 450 kg/ha).

Tùy theo cây trồng và lượng bón vụ trước để tăng hoặc giảm lượng đậu tương.

– Phương pháp bón:

Bột đậu tương (hoặc khô dầu đậu tương), phân hữu cơ nguồn gốc động vật  xử lý nhiệt và ngô bột  bón lót 100% khi làm đất. Lưu ý không bón trực tiếp vào cây.

Phân chuồng ủ hoai mục: Bón làm 2 đợt, đợt 1 bón lót 70%, đợt 2 bón thúc lượng còn lại khi cây bắt đầu có nụ hoa. Tùy theo tình trạng của cây trồng, điều kiện đất đai mà có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách ngâm phân hữu cơ ủ hoai mục với nước hoặc chắt dịch ngâm hòa loãng với nước để tưới bổ sung cho cây.

Luân canh với cây đậu tương để cải tạo đất. Khi thu hoạch đậu tương tiến hành cày vùi toàn bộ với nơi thuận lợi nguồn nước hoặc ủ với nơi không thuận lợi nguồn nước.

b) Biện pháp có dùng phân hóa học
Liều lượng: phân chuồng ủ hoai 350 – 400 kg/sào (9.800 – 11.000kg/ha), hoặc phân hữu cơ vi sinh 40 – 45 kg/sào (1.100 – 1.300kg/ha); đạm urê 6 – 8 kg/sào (170 – 220 kg/ha); super lân 10 – 12 kg/sào (280 – 340 kg/ha); kali 7 – 8 kg/sào (200 – 220kg/ha); NPK(5:10:3): 30 – 35 kg/sào (850 – 980 kg/ha).

Phương pháp bón: bón lót 100% phân chuồng ủ hoai, 50% phân hữu cơ vi sinh, 50% lân super, 20% kali, 20% NPK. Bón thúc lần 1 (khi cây có 3 – 4 lá thật): 25% urê, 25% lân supe, 20% kali. Bón thúc lần 2 (khi xuất hiện nụ hoa): 50% phân hữu cơ vi sinh, 25% urê, 25% lân super, 20% kali, 20% NPK. Bón thúc lần 3 (sau thu quả lứa 4 – 5, khoảng 40 ngày sau trồng): 25% urê, 20% kali, 20% NPK. Bón thúc lần 4 (cách bón thúc lần 3 từ 12 – 15 ngày): 25% urê, 20% kali, 20% NPK. Lưu ý bón đạm urê trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày.

Tưới nước và chăm sóc
Sử dụng nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại mục II của quy trình này. Tưới nước đủ ẩm từ sau khi trồng đến khi thu hoạch. Tiêu nước kịp thời khi ngập úng. Áp dụng biện pháp tưới rãnh hoặc tưới nhỏ giọt.

Làm cỏ cần kết hợp cắt tỉa lá già, lá bị bệnh giả sương mai, lá bị dòi đục hại nặng đem tiêu hủy.

Làm giàn
Làm giàn khi cây xuất hiện tua cuốn, cao khoảng 30 – 35cm, kiểu chữ A. Một sào cần 1.400 – 1.600 cây dèo (dóc) cao 2m, mỗi cây cắm 1 cây dèo, 1 giàn có từ 2 – 3 nẹp ngang. Thân dưa chuột vươn lên rất nhanh nên phải buộc cây vào giàn dọc theo cây dèo, cứ 2 – 3 ngày buộc 1 lần.
Phòng trừ sâu bệnh
Các đối tượng sâu, bệnh hại chính: sâu xám, sâu khoang, sâu xanh sọc dưa, rệp, bọ trĩ, ruồi đục lá, bệnh đốm phấn vàng, bệnh phấn trắng, ruồi đục quả.

a) Biện pháp canh tác, thủ công:
Luân canh với cây cải xanh, khi cây cải xanh ra hoa cày vùi kết hợp ngâm nước khoảng 10 ngày để hạn chế sâu bệnh trong đất.

Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân hữu cơ hoai mục.

Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học EMINA, BIOEM, EM,… để ủ. Ngắt bỏ lá bị bệnh hại, nhổ bỏ cây bị bệnh, ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non (sâu xám bắt vào buổi tối). Luân canh với cây trồng khác họ.

Tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch phát triển, dẫn dụ, xua đuổi côn trùng gây hại như: hoa cúc, hướng dương, soi nhái, sen cạn, ba lá, linh lăng, húng, bạc hà, hành, tỏi, xả, gừng,…trồng xen vào các luống rau hoặc đầu luống rau.

Bẫy chua ngọt trừ trưởng thành họ ngài đêm (sâu khoang, sâu xám,…):

Cách làm bẫy: hỗn hợp 4 phần mật (đường) + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước + thuốc trừ sâu khuấy kỹ. Chứa vào xô nhựa, can nhựa đậy kín, sau 3 – 4 ngày bốc mùi chua ngọt thì đem ra sử dụng. Vật liệu đựng bẫy: làm bằng hộp nhựa, chai nhựa (đường kính, chiều cao, thể tích phù hợp thực tế) trên thành hộp đục các lỗ tròn có đường kính 2 – 3cm.

Sử dụng: 0,1 – 0,15 lít/hộp, 3 – 5 bẫy/sào hoặc có thể sử dụng bùi nhùi bằng rơm nhúng bả sau đó cắm trên ruộng.

Bẫy protein trừ ruồi đục quả:

Bẫy có dạng hình cầu, che mưa, che nắng tránh tia tử ngoại giúp mồi chậm phân giải; bẫy có màu vàng hấp dẫn ruồi; nắp vặn dưới đáy dễ sử dụng, có lỗ thoát nước giúp cho bông tẩm thuốc không bị ướt (có thể sử dụng phế liệu có cấu tạo, tác dụng tương tự).

Dùng bông chấm 1 – 2 ml thuốc Flykil 95 EC, không pha loãng, chiều dài miếng bông cuốn vào que treo trong hộp bẫy là 2cm tính từ đầu que, sau đó đặt vào trong hộp bẫy đã được chuẩn bị. Sử dụng bẫy khi bắt đầu xuất hiện quả non, treo bẫy cách mặt đất từ 0,5 – 1m bằng cọc tre (gỗ) hoặc treo trên giàn, nếu cây có cắm giàn sẵn. Mật độ treo 55 bẫy/ ha (2 bẫy/sào). Thời gian thay bông mới có tẩm thuốc là 15 ngày/lần.

Sử dụng bẫy dính màu vàng, màu xanh để thu hút trưởng thành có cánh như ruồi đục lá, rệp, bọ trĩ.

Cách làm và sử dụng bẫy: dùng một mặt phẳng màu vàng hoặc màu xanh có kích thước 50x30cm, quét chất bám dính (dầu dính côn trùng hoặc nhựa thông,…) lên hai mặt. Treo trực tiếp bẫy vào giàn, treo ở rìa tán cây với khoảng cách 10 mét 1 bẫy. Thời gian thay bẫy hoặc quét thêm chất bám dính tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, mật độ sâu đã dính vào bẫy, trung bình 3 – 5 ngày quét thêm chất bám dính, 20 ngày thay bẫy mới.

b) Biện pháp sử dụng thuốc BVTV:
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm bệnh, điều tra phát dục sâu hại, dự tính thời gian trưởng thành, sâu non rộ. Dự báo mức độ bệnh hại để hướng dẫn phòng trừ đúng thời điểm. Sử dụng thuốc ít độc, thời gian cách ly ngắn (sinh học, thảo mộc) khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao.

Xử lý các loại thuốc khi mật độ: sâu khoang, sâu xanh sọc dưa: >10 con/m2; rệp, bọ trĩ: > 30% cây; ruồi đục lá: > 30% lá; bệnh đốm phấn vàng, phấn trắng: >10% cây.

Lựa chọn, xử lý bằng các loại thuốc sinh học, thảo mộc, thuốc có thời gian cách ly ngắn như trong các loại thuốc sau:

Sâu khoang, sâu xanh dọc dưa sử dụng thuốc: Chlorantraniliprole (Dupont Prevathon 5SC,…); Spinetoram (Radiant 60SC, …); Indoxacarb (DuPont Ammate 150SC,…); Lufenuron (Match 050 EC,…); Emamectin benzoate (Susupes 1.9EC, Dylan 2EC,…); Emamectin benzoate + Matrine (Rholam super 100WG, Mectinstar 1EC,…).

Rệp, bọ trĩ sử dụng thuốc: Matrine (Agri one 1SL, Marigold 0.36SL, Sokupi 0.36SL, 0.5SL…); Thiamethoxam (Actara 25WG, Fortaras 25WG…); Abamectin (Silsau 1.8EC, Reasgant 1.8EC,…); Emamectin benzoate (Susupes 1.9EC, Dylan 2EC,…); Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP…).

Ruồi đục lá sử dụng thuốc: Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP…); Spinetoram (Radiant 60SC,…); Indoxacarb (Dupont Ammate 150EC,…); Abamectin + Petroleum oil (Soka 25EC, Batas 25EC, Aramectin 250EC,…); Chlorantraniliprole (Dupont Prevathon 5SC…).

Bệnh đốm phấn vàng, phấn trắng sử dụng thuốc: Chlorothalonil (Daconil 75WP, Chionil 750WP, Arygreen 75 WP…); Fosetyl-aluminium (Aliette 800WG, Juliet  80 WP, …); Cymoxanil + Mancozeb (Carozate 72WP, Xanized 72WP…); Bacillus subtilis (Bionite WP, …).

Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”. Vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng phải được thu gom vào đúng nơi qui định.

Thu hoạch
Dưa chuột cho thu hoạch liên tục từ 1-2 ngày/lần, cần thu sớm khi quả đủ trọng lượng, không để già. Quả nên thu vào buổi sáng, thu hoạch nhẹ nhàng, tránh đứt dây. Đóng gói vào bao bì sạch sẽ để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất (được áp dụng theo QCVN 01-132:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế).
Chất lượng sản phẩm
– Mức giới hạn tối đa về kim loại nặng trong rau theo quy định tại QCVN 8-2:2011/BYT.

– Mức giới hạn tối đa về thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất khác theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT; trường hợp chưa có quy định trong Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT thì áp dụng theo Thông tư số 68/2010/TT-BNNPTNT.

Đất trồng
– Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất dưới ngưỡng cho phép: Asen (As): ≤ 15,0 mg/kg đất khô; Cadimi (Cd): ≤ 1,5 mg/kg đất khô; Chì (Pb): ≤ 70,0 mg/kg đất khô; Đồng (Cu): ≤ 100,0 mg/kg đất khô; Kẽm (Zn): ≤ 200 mg/kg đất khô; Crom (Cr): ≤ 150,0 mg/kg đất khô.

– Đất trồng không chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, khu dân cư, nghĩa trang, bệnh viện,… (xa nhà máy hóa chất ít nhất 2 km, xa đường quốc lộ ít nhất 50m).

Nước tưới
Hàm lượng của một số kim loại nặng trong nước dưới ngưỡng cho phép: Thuỷ ngân (Hg): ≤ 0,001 mg/lít; Cadimi (Cd): ≤ 0,01 mg/lít; Asen (As): ≤ 0,05 mg/lít; Chì (Pb): ≤ 0,05 mg/lít.

Câu chuyện sản phẩm bắp cải


 Vốn là một xã nghèo, trước đây, phần lớn diện tích đất xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, TP Hà Nội đều là đất bỏ hoang, người dân xã Tráng Việt sống chủ yếu nhờ nghề nuôi tằm, trồng chuối và trồng mía. Tuy nhiên, thu nhập từ những nghề này không cao nên khi nhắc đến chuyện đồng áng, người dân xã Tráng Việt cũng không mấy mặn mà. Cách đây gần 15 năm, huyện Mê Linh có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ trương này đã có tác động lớn đến sự thay đổi của vùng đất này. Nhận thấy những cây trồng truyền thống như chuối, mía đã không còn phù hợp, thu nhập bấp bênh, một số gia đình xã Tráng Việt đã tiên phong trong việc vay vốn để cải tạo đất, phát triển rau sạch.


HTX Dịch vụ Tổng hợp Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh – Thành phố Hà Nội được biết đến là địa chỉ nổi tiếng từ nhiều năm nay về sản xuất và tiêu thụ các loại rau – củ – quả.

HTX thực hiện nghiêm ngặt các qui trình sản xuất nông sản an toàn, hơn 10 năm nay HTX Đông Cao đã thực hiện theo qui trình VietGap cho tất cả các loại rau củ, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình từ việc cày ải đất, dùng phân mục để bón đất, phun thuốc bảo vệ thực vật theo quy trình, hướng dẫn của Chi Cục bảo vệ thực vật. Các mặt hàng nông sản thực phẩm hàng hóa đều có xuất xứ, có các chứng chỉ công nhận thực phẩm an toàn từ các cơ quan chức năng cấp.

Các sản phẩm của HTX rất đa dạng, phong phú như: Củ cải, Mướp đắng; dưa chuột; đậu trạch; củ cải; cải xanh, cải trắng, cải ngọt; củ cải sấy khô; Dọc mùng, hành sấy, cà chua, cà pháo; và nhiều loại rau gia vị khác.

Bắp cải là loại rau quen thuộc vào mùa đông. vừa ngọt mát, nhiều chất xơ lại giàu vitamin có lợi cho sức khỏe. Được trồng ở vùng đất bãi bồi, màu mỡ, ven đê sông Hồng nên bắp cải của HTX dịch vụ nông nghiệp đông cao có chất lượng tuyệt ngon: vị ngọt, giòn, giày chất xơ và vitamin. Bắp cải được chế biến thành nhiều món ăn như: luộc, xào, nấu súp, làm dưa góp hoặc cầu kỳ hơn làm món bắp cải cuốn thịt rồi hấp.

Rau củ Đông Cao – Tuyệt đỉnh Ngon – Lành!.

 
Xem thêm

Điểm tin

Cần xem